Featured Post

GALLO COFFEE - 100% CÀ PHÊ RANG XAY NGUYÊN CHẤT

GALLO COFFEE  100% Cà phê Nguyên Chất - Hương Vị Tự Nhiên. 100% Pure Coffee - Natural Coffee Taste and Aroma.  Gallo Coffee hân hạnh giớ...

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

VAI TRÒ CỦA VI CHẤT KẼM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Kẽm đóng một vai trò sinh học không thể thiếu đối với sức khỏe con người cho dù kẽm chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể.


Vai trò của vi chất kẽm đối với sự phát triển của trẻ - Ảnh 1.
Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN-polymerase trong quá trình nhân bản AND.

Đây là chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm vừa là cấu trúc vừa tham gia vào duy trì chức năng của hàng loạt các cơ quan quan trọng. Kẽm có độ tập trung cao trong não, nếu thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh có thể dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh.
Vai trò hết sức quan trọng nữa của kẽm là tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hormon (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục…). Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể. Kẽm còn là chất chống oxy hóa, chống lại các tổn thương do nhiễm khuẩn và nhiễm các độc tố, làm mau lành vết thương bảo vệ làn da, phòng chống ung thư và chống lão hóa, duy trì hoạt động bình thường của chức năng tình dục.
Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Điều đó cho thấy vai trò mật thiết giữa tình trạng trẻ chán ăn, chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng với việc thiếu kẽm.
Kẽm cần thiết cho sự phát triển và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B, và đại thực bào).
Gần đây, các thầy thuốc đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung kẽm cho các bệnh nhận bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt WHO đã đưa kẽm vào phác đồ điều trị tiêu chảy bên cạnh Oresol. Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể, giúp ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ và giảm lo âu căng thẳng (giảm stress). Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ kẽm, đặc biệt là ở trẻ em, sẽ giúp cho trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt.
Kẽm giúp bình thường hóa hoạt động của thị lực và tính toàn vẹn ở da. Kẽm là vi chất cần thiết để tổng hợp enzym giúp chuyển retinol thành retinaldehyd trong ruột và các tổ chức khác (kể cả võng mạc mắt). Kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp và điều hòa protein vận chuyển vitamin A (RBP: Retinol Binding Protein). Thiếu kẽm sẽ làm giảm RBP huyết thanh và vitamin A bị ứ đọng tại gan mà không được đưa đến cơ quan đích dẫn đến biểu hiện thiếu vitamin A trên lâm sàng dù nguồn dự trữ vitamin A ở gan vẫn còn cao. Gần đây các bác sĩ da liễu đã sử dụng kẽm rộng rãi trong các bệnh lý về da, đặc biệt là trứng cá và các viêm nhiễm ngoài da giúp nhanh lành sẹo.
Kẽm còn giúp tăng cường tổng hợp testosterol, tăng chuyển hóa glucose của insulin. Thiếu kẽm, trẻ em chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục, rối loạn kinh nguyệt và tinh trùng giảm.
Vậy, làm thế nào để phòng thiếu kẽm, đặc biệt là phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ là điều mà WHO và FAO đang rất quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ trong giai đoạn này nên quan tâm đến chế độ ăn đủ dinh dưỡng và kẽm, cần ăn các bữa ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm, nhất là thức ăn có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, nhộng tằm, thịt bò).
Phòng chống thiếu kẽm cho trẻ phải được quan tâm cùng với phòng chống thiếu kẽm cho các bà mẹ từ lúc mang thai (khi có các biểu hiện nghén, biếng ăn, giảm ăn, bào thai chậm tăng trưởng). Nuôi con bằng sữa mẹ (không cai sữa sớm trước 24 tháng). Sau 6 tháng do bé phát triển nhanh và nhu cầu kẽm tăng, nếu thiếu sữa mẹ, cần đưa thêm kẽm qua thức ăn dặm hay bổ sung kẽm bằng đường uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Sau đây là những thực phẩm giàu kẽm mà chúng ta cần biết để chọn cho trẻ ăn hàng ngày (hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm):

Tên thực phẩm
Hàm lượng kẽm (mg%)
Con hàu
25
Sò, ngao
13,4
Gan bò, lợn, gà
4,5 - 9
Lòng đỏ trứng gà
3,5
Lươn
2,7
Thịt lợn nạc
2,5
Thịt bò loại I
2,7
Thịt gà ta
1,5
Đậu nành
3,8
Gạo tẻ, nếp
1,3 – 2,2
Khoai lang
2,0
Ngô
1,4
Quả ổi
2,4
Trái cây nói chung
0,1 – 0,6

Như vậy, các loại thực phẩm giàu kẽm nhất đó là các loài thủy hải sản, gan động vật, trứng, thịt nạc… Kẽm từ các thực phẩm này có giá trị sinh học cao hơn so với kẽm có nguồn gốc thực vật và khả năng hấp thu cũng cao hơn.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

https://tuoitre.vn/vai-tro-cua-vi-chat-kem-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-20171125161739594.htm

ĐỂ KHÔNG BỊ THIẾU KẼM TRONG CHẾ ĐỘ ĂN HÀNG NGÀY

Kẽm được biết đến như một khoáng chất vi lượng cần thiết. Kẽm tham gia vào việc chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic.

 Để không bị thiếu kẽm trong chế độ ăn hàng ngày - Ảnh 1.
Canh chua ngao vừa thơm ngon vừa cung cấp nhiều kẽm cho cơ thể.

Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh.

Tầm quan trọng của kẽm trong cơ thể

Kẽm được biết đến như một khoáng chất vi lượng cần thiết. Kẽm tham gia vào việc chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Khi thiếu kẽm, tế bào sẽ chậm phân chia, ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng.
Chất kẽm giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...
Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormon sinh dục nam testosterone. Bên cạnh đó kẽm sẽ giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Thiếu nó, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, nó khiến bạn dễ nổi cáu. Nguyên nhân là kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi lại đứng đầu trong danh sách các chất giúp ổn định thần kinh.
Làm thế nào để cung cấp đủ chất kẽm?
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như trai, ngao, sò, hàu; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò, cừu), sữa, trứng, ngũ cốc thô, hạt bí ngô, hạt điều và các loại đậu (25-50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo xát trắng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu.
Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3mg/l), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
Ở tuổi dậy thì, do cơ thể tăng trưởng nhanh nên nhu cầu kẽm tăng vọt, khoảng 0,5mg/ngày.
Đàn ông ở tuổi trưởng thành cũng là đối tượng rất cần cung cấp kẽm, bởi lẽ kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Tới 5mg kẽm bị mất đi trong quá trình xuất tinh. Thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần suất tình dục. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Mất đi một lượng nhỏ kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh.

Tuy nhiên, không phải bạn ăn vào 1mg kẽm thì cả 1mg đó sẽ được hấp thụ. Sự giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, thức ăn nhiều sắt vô cơ, phytate có thể làm giảm hấp thu kẽm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên, bạn đừng vội hạn chế thực phẩm giàu phytate vì chúng rất cần cho sức khỏe. Hãy ăn đủ chất đạm từ động vật vì chúng sẽ hạn chế nhược điểm trên của thức ăn giàu phytate. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm, hãy bổ sung vitamin C./.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế)

https://tuoitre.vn/de-khong-bi-thieu-kem-trong-che-do-an-hang-ngay-20171129105922155.htm

BẠN CÓ RÃ ĐÔNG THỰC PHẨM ĐÚNG CÁCH?

Bạn có rã đông thực phẩm đúng cách?

(PLO)- Thông thường, có ba cách để rã đông thực phẩm chuẩn bị cho chế biến là rã đông từ từ trong tủ lạnh qua đêm, rã đông bằng lò vi sóng và rã đông bằng cách để ngoài không khí cho tan băng. Thế nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng ta đã rã đông sai cách.

Nhiều người trong chúng ta tin rằng ăn các thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh và để nó tan qua đêm trong tủ là một cách tốt để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nhưng bây giờ các nhà khoa học đã được tiết lộ rằng làm tan rã thực phẩm theo cách là hoàn toàn sai. Nghiên cứu được đăng trên Daily Mail và Sciencenordic.
Bạn có rã đông thực phẩm đúng cách? - ảnh 1
Thịt  bị đông đá. Ảnh Internet

Susanne Ekstedt, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật SP Thụy Điển ở Gothenburg, cho rằng cách tốt nhất để làm tan băng thực phẩm là sử dụng nước. Khuyến cáo của Ekstedt dựa trên các thí nghiệm riêng của Viện về việc đông lạnh và làm tan băng các loại thực phẩm khác nhau: Các sản phẩm đông lạnh nên được cho vào túi plastic buộc kín và xả nước trực tiếp từ vòi. Do nước dẫn nhiệt tốt hơn không khí nên thực phẩm sẽ được rã đông nhanh hơn. Đưa vào nước lạnh sẽ ngăn vi khuẩn phát triển.

Phương pháp này tuân theo nguyên tắc đối với thực phẩm đóng băng: Cần được thực hiện càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, với thịt cá, do được gói kín, sẽ không bị mất nước, giữ được chất lượng nên ngon hơn.
Ông nói: “Đây là điều các nhà khoa học thực phẩm đã biết. Nhưng kiến thức này chủ yếu giới hạn trong ngành công nghiệp thực phẩm, hầu hết mọi người tiêu dùng dường như không ý thức điều này”.
Bjorg Egelandsdal, giáo sư tại Trường ĐH Khoa học Đời sống Na Uy, cũng cho rằng chưa bao giờ có bằng chứng khoa học nào cho thấy thực phẩm nên được làm tan trong tủ lạnh. Cô nói: “Đúng là thịt và các thực phẩm khác nên được lưu trữ trong tủ lạnh nếu chúng tan, nhưng tốt hơn hết là hãy làm tan đá thức ăn nhanh chóng trong nước nếu bạn sử dụng ngay”.
Ngoài ra, rã đông bằng lò vi sóng cũng là cách được nhiều người sử dụng nhưng theo S. Per Einar Granum, tiến sĩ vi sinh vật học tại ĐH Khoa học Đời sống (Na Uy), cho biết với thịt, nếu muốn hầm trong nồi thì có thể rã đông bằng cách này nhưng nếu muốn nướng thì không nên vì nó làm cho thịt bị hỏng, điều này thì “tàn bạo với thịt”- ông nói.
Bạn có rã đông thực phẩm đúng cách? - ảnh 2
Rã đông bằng lò vi sóng cũng là cách được nhiều người sử dụng. Ảnh: Internet

Cũng cần biết thêm là công trình của TS Ekstedt và cả khoa thực phẩm & sinh học còn nghiên cứu cả về tiến trình đông lạnh. Nếu thịt, cá được đông lạnh chậm, chất nước trong thịt, các sẽ từ từ đóng băng thành các tinh thể. Trong thực phẩm, sự hình thành của các tinh thể nước đá lớn trong quá trình đóng băng có thể làm rất nhiều thiệt hại cho các tế bào, làm giảm chất lượng của thực phẩm sau khi được rã đông.

Công cuộc nghiên cứu về hiệu quả của việc đông lạnh nhanh được dựa trên kinh nghiệm cá nhân của Clarence Birdseye, người được coi là nhà sáng lập nên ngành công nghiệp thực phẩm đông lạnh hiện đại của Mỹ. Birdseye đã khám phá được kinh nghiệm khi làm việc ở vùng giá lạnh Labrador miền Bắc Cực và được người Inuit (Eskimo) truyền cho nghề đánh cá.
Ông phát hiện ra rằng cá khi bị bắt ở -40 độ C được đóng băng một cách nhanh chóng thì khi tan đá, cá vẫn giữ được hương vị và còn khá tươi. Ông tiếp tục phát minh ra một loạt các kỹ thuật cho phép các loại thực phẩm được đông lạnh nhanh chóng, ngăn chặn sự hình thành các tinh thể nước đá lớn gây hư hại các tế bào làm thịt các giảm chất lượng.
Theo NGUYÊN HÀ

Nguồn: http://plo.vn/an-sach-song-khoe/ban-co-ra-dong-thuc-pham-dung-cach-739538.html