Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

NGƯỜI MỸ DẠY BÀI HỌC 'CÔ BÉ LỌ LEM' NHƯ THẾ NÀO?

Hình ảnh
Tôi xin gửi bài viết để các thầy cô giáo nhìn lại xem mình đã dạy được cho học sinh mình bằng bao nhiêu % kiến thức và giá trị. Đã dùng cách nào để dạy học sinh, làm các em thích "văn của xã hội" hơn " văn của giáo dục" là lỗi ở đâu. (Nguyễn Hữu Tân)    Nguồn hình: Google.  Người gửi: Nguyễn Hữu Tân Tôi là một người của xã hội nửa cũ nửa mới. Tôi có cảm nhận rằng học sinh bây giờ có điều kiện về vật chất rất tốt nhưng điều kiện tinh thần vươn lên thì rất yếu. Xung quanh các em bây giờ có quá nhiều điều cám dỗ, nhiều sự hấp dẫn mang tính "hội đồng" lôi kéo, rủ rê. Các em thì không được trang bị đầy đủ những kiến thức, những bản lĩnh để đứng vững trong môi trường sống. Tôi không nói cụ thể về những vấn đề mà các em đang gặp phải. Nói về nguyên nhân dẫn tới hướng tư duy, cách tiếp nhận cuộc sống thì trước hết không ai có quyền trách các em mà phải hướng tới việc trách những bậc phụ huynh, không chú ý quan tâm tới việc giáo dục, định hướng cho

10 CÂU CHA MẸ HÃY NÓI VỚI CON TRƯỚC LÚC CHÚNG 12 TUỔI, CON SẼ CẢM KÍCH BẠN CẢ ĐỜI…

Hình ảnh
10 câu cha mẹ hãy nói với con trước lúc chúng 12 tuổi, con sẽ cảm kích bạn cả đời  Thế giới này, vốn vô cùng tươi đẹp nhưng cũng rất tàn khốc. Những đứa trẻ của bạn trong quá trình trưởng thành, sẽ có lúc hạnh phúc, nhưng cũng có khi khổ đau và mê mờ. Bạn có biết chăng, rất nhiều lúc, con trẻ có thể gỡ bỏ nút thắt trong tâm mà vượt qua khó khăn, và thuận lợi trưởng thành, lại chính là nhờ dựa vào những câu nói mà cha mẹ đã gieo vào trong tâm chúng. Dưới đây là 10 câu nói, khuyên bạn hãy nói với con trước lúc chúng 12 tuổi. Nếu làm được như vậy, con trẻ sẽ cảm kích bạn suốt đời! 1. Con à, không phải tất cả mọi người đều yêu mến con Ngay từ cái ngày con chào đời, con đã bắt đầu tiếp xúc với các loại các dạng người. Hơn nữa, sở thích, tính cách của mỗi một người cũng đều khác nhau, muôn hình vạn trạng, không ai giống ai. Có người sẽ bởi vì ngoại hình của con, tướng mạo của con mà không thích con; có người sẽ bởi thành tích, năng lực của con mà kh

9 ĐIỀU QUÝ GIÁ CHA MẸ NÊN NÓI VỚI CON!

Hình ảnh
9 điều quý giá Cha Mẹ nên nói với con! Điểm số ở trường sẽ quyết định việc con có đạt danh hiệu học sinh giỏi hay không. Nhưng danh hiệu ấy không thể quyết định nhân cách con người của con. Điều cha mẹ cần ở con là một nhân cách tốt, một nền tảng đạo đức tốt. Cha mẹ có những điều này muốn nói với con, những điều mà đến bây giờ cha mẹ mới nhận ra sau bao nhiêu năm từng trải, cha mẹ muốn con hãy khắc cốt ghi tâm. 1. Có thể độc lập sinh tồn Trước hết, con nhất định phải học nấu ăn con nhé. Con sẽ là một người độc lập trong mọi lúc nếu biết nấu ăn, để kể cả khi con không có cha mẹ bên cạnh, con vẫn có thể tự chăm lo cho bản thân thật tốt. Đừng nghĩ chuyện nấu ăn chỉ là chuyện nhỏ, nếu không sau này con sẽ rất hối hận khi nhận ra mình bị coi thường thế nào khi không thể tự nấu một món ăn đơn giản. 2. Vì sao con cần phải vào Đại học Con à, con phải cố gắng vào đại học, đại học chính quy. Không phải vì cha mẹ muốn con có kiến thức, có địa vị, có danh tiếng, mà là vì con xứng đá

9 ĐIỀU CÁC BẬC CHA MẸ NÊN CÂN NHẮC KHI NÓI VỚI CON TRẺ

Hình ảnh
9 điều các bậc cha mẹ nên cân nhắc khi nói với con trẻ Làm cha mẹ, ai cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Và hơn hết cha mẹ chính là tấm gương và là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Tuy vậy, nhiều khi các bậc phụ huynh trong cơn nóng giận hay vô tình nói những lời gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của con trẻ. Và tác động của những lời nói này thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, không như những gì họ mong đợi. Bởi vậy, khi giao tiếp với con, các ông bố bà mẹ hãy cố gắng xem xét và để ý lời ăn tiếng nói của mình. Sau đây là một vài lời khuyên đưa ra cho các bậc phụ huynh về những điều nên cân nhắc khi nói với con trẻ. 1. “Hư thân mất nết” Trẻ em thường rất ngây thơ và tinh nghịch, rất khó đoán trước được suy nghĩ và hành vi của chúng. Có những lúc các bé rất ngoan ngoãn, lễ phép, nhưng cũng có lúc lại ngang bướng, “dở dở ương ương”, như không chịu chào hỏi người khác, không xin phép bố mẹ đi chơi, nghịch phá đồ đạc v.

LÁ THƯ CHA GỬI CON TRAI: HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG NHƯ CON MONG MUỐN NHƯNG ĐỪNG QUÊN LỜI CHA DẶN

Hình ảnh
Lá thư cha gửi con trai: Hãy trở thành người đàn ông như con mong muốn nhưng đừng quên lời cha dặn Chúng ta từng là những đứa con và đang hoặc sẽ trở thành những người cha, người mẹ. Chúng ta có thể trò chuyện nhiều lần với con mình rằng nên làm thế nào thì tốt hơn, nhưng cuối cùng con bạn mới chính là người quyết định cuộc sống riêng theo những nguyên tắc mà chúng được dạy. Đây là lá thư một phát thanh viên kiêm nhà tâm lý học trẻ em Hong Kong gửi cho con trai ông. Những lời dặn dò này thực sự là bài học cuộc sống đáng giá với chúng ta, dù ở bất kì lứa tuổi, giới tính nào. Gửi con trai, Cha đang viết lá thư này cho con bởi 3 lí do: – Cuộc sống, tiền bạc và sự rủi ro không thể lường trước. Không ai biết trước mình sẽ sống bao lâu, vì thế cha nên nói với con những điều này càng sớm càng tốt. – Cha là cha của con, nếu cha không làm, sẽ không ai nói cho con biết những điều này. – Đây là những trải nghiệm cay đắng mà chính cha đã trải qua. Có lẽ, nó sẽ giúp con bớt

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH BẠN CỦA CON TRẺ?

Hình ảnh
Làm thế nào để trở thành bạn của con trẻ? Làm thế nào để nuôi dạy con tốt luôn là mối bận tâm của các bậc cha mẹ. Cách tốt nhất là làm bạn với con, để con cái có thể dễ dàng chia sẻ những khó khăn và thắc mắc của chúng và đồng thời vẫn giữ được sự uy nghiêm của cha mẹ để khuyên răn khi con phạm sai lầm. Trong cuốn sách “How to Talk So Kids Will Listen & Listen So Kids Will Talk”  (Tạm dịch: Làm thế nào để nói trẻ nghe và nghe trẻ nói), Adele Faber và Elaine Mazlish đã chia sẻ cho những bậc phụ huynh một số phương pháp “ngoài nhu trong cương” này. 1. Hãy để trẻ giải bày cảm xúc Một trong những bài học quan trọng khi còn nhỏ là trẻ phải biết diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình, đôi lúc những suy nghĩ ấy rất trẻ con, nhưng đó là điều cần thiết cho tài năng nói sau này của chúng. Thế nào là buồn, vui, mất mát,… chúng phải học qua thực tế, hãy giúp chúng diễn đạt bằng cách lắng nghe. Ví như: Trẻ:  “Con bị mất hộp chì màu rồi. Sáng con để trong cặp đi học mà”. Lúc này, cha