NHỮNG LỖI SAI KHI SƠ CẤP CỨU CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI ! (bài 2)

Một người bạn của mình đã mất oan ức cậu con trai gần 4 tuổi, vì bé bị hóc cùi trái vải mùa hè năm ngoái. Lúc đó bé ở nhà với bác giúp việc: 1-8 phút đầu tiên sau khi gặp tai nạn là khoảng thời gian “vàng” để sơ cấp cứu. Nếu mình không có kiến thức sơ cấp cứu, nếu mình sơ cấp cứu sai, có thể vĩnh viễn không bao giờ còn cơ hội làm lại.

Chuyên gia sơ cấp cứu hàng đầu của Úc - Tony Coffey sang VN lần đầu để du lịch, cũng gặp chuyện 1 em bé tử vong vì bị hóc ở trường mầm non, thế là ổng tình nguyện bỏ tiền túi qua VN để dạy về Sơ cấp cứu, từ năm 2014 tới hôm nay là 20 lần rồi!

Ở Úc, toàn dân, từ HS tới thầy cô giáo, công nhân, nhân viên... ai cũng phải học về sơ cấp cứu, và cứ 2 năm phải cập nhật lại và được kiểm tra nghiêm ngặt. Ví dụ, nếu bạn muốn thi bằng lái xe, thì phải có bằng về Sơ cấp cứu đã rồi mới được vào học lái xe.

4. Hóc dị vật: 


Cách làm sai: Khi thấy nạn nhân ho khạc do bị hóc, nhiều người thường vỗ vỗ vào vai, lưng nạn nhân để an ủi. 


Vì nếu nạn nhân đang tự ho được điều này nghĩa là họ vẫn còn thở được, và ho khạc chính là điều tốt để tống dị vật ra ngoài. Việc ta vỗ vào vai, lưng trong lúc nạn nhân đang hít vào chỉ tốt cho cảm giác của bạn, không tốt cho nạn nhân! Có thể khiến dị vật rớt vào sâu hơn hoặc chắn kín hết đường thở khiến nạn nhân tắt thở luôn.

Xử lý: Nếu họ còn ho được thì hãy yên lặng đợi họ tiếp tục ho, có thể nói nạn nhân hơi cúi người phía trước, hít thở sâu và ho khạc mạnh ra. Đừng vỗ vai lưng hay chuyện trò lúc này!


Nếu nạn nhân không thể ho được do dị vật quá lớn chắn hẳn đường thở, đây là tình trạng RẤT RẤT RẤT NGUY HIỂM. Biểu hiện: Họ há hốc mồm, mặt tím tái, không ho, không thở được. Cần ngay lập tức đấm mạnh vào sau lưng nạn nhân, phần giữa hai xương bả vai hướng lên gáy 5 lần, nếu vẫn không có dấu hiệu ho khạc, tiếp tục dùng lòng bàn tay ấn vào phía trước ngực giữa 2 phổi để đẩy toàn bộ không khí trong phổi thốc lên giúp dịch chuyển dị vật ra khỏi đường thở. Cứ làm liên lục 5 lần đấm sau lưng, 5 lần ấn đè phổi, cho đến khi nào nạn nhân có dấu hiệu ho khạc được.
Khi nạn nhân ho khạc được rồi, quan sát phần miệng mũi nạn nhân, nếu thấy dị vật đã trồi ra, bạn có thể dùng tay kéo nhẹ ra. Nếu không nhìn thấy, tuyệt đối không được cho tay vào cổ họng nạn nhân để lôi ra vì ngón tay chúng ta có thể vô tình càng đẩy dị vật vào sâu bên trong gây chắn đường thở.

5. Bảo quản phần cơ thể bị đứt lìa: 


Cách sai: Ướp đá phần cơ thể bị rơi ra (ngón tay, chân, tai…) để bảo vệ. 


Cách xử lý đúng:  

- Không rửa (vì nếu làm sai cách bạn có thể làm tổn thương tới các mô bên trong)

- Đặt phần cơ thể đó vào trong túi ni lông sạch, cột chặt lại, để ngăn nước vào. 

- Sau đó cho vào chai lọ, ly, chậu, xô hoặc một túi ni lông khác to hơn và đổ đầy nước vào, rồi cho vài viên đá lạnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 

Nói cách khác, bạn chỉ nên ướp trong nước lạnh trên 0 độ C và không để phần cơ thể bị đứt lìa đó tiếp xúc trực tiếp với đá. 

Nếu bảo quản tốt, trong vòng 1 giờ sau tai nạn, các bác sỹ có thể nối phần đứt lìa đó cho nạn nhân với các cảm nhận thần kinh và chức năng một cách bình thường.


6. Bị dị vật đâm vào người: 


Thói quen sai: Vội vàng rút vật lạ ra -> làm nạn nhân mất nhiều máu hơn vì vật nhọn đó đang có chặn mạch máu, giữ máu đấy.

Cách sơ cứu: Không rút vật nhọn ra, tìm cách cố định vật đâm vào người và đè chặt hai bên vết thương để cầm máu. Băng bó chặt vết thương bằng thun hoặc vải sạch để tạo áp lực cầm máu đồng thời cố định vật đâm. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Có nhiều quan niệm dân gian về sơ cứu ở VN, có thể đúng ở ngày xưa nhưng bây giờ đã không còn được giới chuyên môn trên thế giới áp dụng, chúng ta cần update liên tục.

(Bài trước về sơ cấp cứu khi bị bỏng, bạn Hằng đã bổ sung câu chuyện có em bé bị bỏng nước nóng ở bình thuỷ, ba mẹ bé vội lấy khăn bông quấn bé và đưa tới bệnh viện. Tới nơi, bác sĩ gỡ khăn bông ra khỏi da bé rất khó khăn và đau đớn. 
Làm cho bây giờ người bé chằng chịt các vết sẹo. Do đó, Tony Coffey nói nếu vết thương bỏng sâu gây bong da, sau khi sơ cứu hạ nhiệt xong, phải băng bó bằng những chất liệu không dính như nilong, áo mưa, màng bọc thực phẩm... Phụ nữ VN mình hầu như ai cũng bị bỏng bô xe máy, hãy cẩn thận đừng bị sẹo nhé! )
Clip mình trích từ Vui sống sống mỗi ngày - VTV3, chuyên gia Sơ cấp cứu Tony Coffey hướng dẫn về sơ cứu hóc dị vật. 



Nguồn: FB chị Thu Hà
https://www.facebook.com/thu.ha.39545464/posts/1904045969620001
Link bài 1 đây nha


0 comments:

Post a Comment

 
Top