(Bài nói chuyện đầy ý nghĩa của Đô đốc Hoa Kỳ Bill McRaven với sinh viên tốt nghiệp năm 2014 của Đại học The University of Texas ngày 17-5-2014).
Nhiều thế hệ đã được cứu bởi một quyết định từ một người.

Đô đốc (Admiral) Bill McRaven là tướng Hải quân bốn sao bí ẩn nhất và luôn được bảo vệ cẩn mật. Trong khi các Đô đốc như Greenert, Gortney, Locklear thường xuyên xuất hiện trong các phương tiện truyền thông và trước Quốc hội, McRaven thì lại bí mật và tránh né mọi sự chú ý về mình.

Tuần rồi (trung tuần tháng 5-2014), sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Texas ở Austin lại nhận được một sự “chiêu đãi” hiếm có, đó là bài nói chuyện đầy ý nghĩa và hóm hỉnh của Đô đốc Bill McRaven.

Dưới đây là bài nói chuyện của ông:

Kính thưa hiệu trưởng Powers, hiệu phó Fenves , các vị Trưởng khoa, các vị giáo sư, cùng gia đình và bạn bè, và quan trọng nhất là các tân sinh viên tốt nghiệp niên khoá 2014. Xin chúc mừng thành tích của các bạn.

Đã gần 37 năm từ ngày mà tôi tốt nghiệp UT.

Tôi nhớ rất nhiều điều về ngày hôm đó.

Tôi nhớ tôi đã bị nhức đầu từ một buổi tiệc nhậu (nguyên văn: “party”) đêm trước. Tôi chỉ nhớ là tôi đã có một bạn gái nghiêm túc, người mà tôi kết hôn sau này – đó là chuyện quan trọng cần nhớ – và tôi nhớ rằng tôi đã được nhận vào Hải quân ngày hôm đó.

Nhưng trong tất cả những điều tôi nhớ, thì tôi lại chẳng nhớ những ai là khách mời lên phát biểu trong buổi tối đó và tôi chắc chắn không nhớ bất cứ điều gì họ nói.

Vì vậy, phải thừa nhận 1 thực tế là nếu tôi không có thể làm cho bài phát biểu này đáng nhớ – thì ít nhất tôi sẽ cố gắng để làm cho nó ngăn ngắn.

Khẩu hiệu của Đại học UT là “Những gì bắt đầu ở đây sẽ làm thay đổi thế giới” (nguyên văn: “What starts here changes the world”).

Tôi phải thừa nhận, là tôi rất thích cái khẩu hiệu đó.

Tối nay có gần 8.000 sinh viên tốt nghiệp UT.

Trong 1 bảng phân tích khá chặt chẽ, mẫu mực của website “Ask.Com”, họ nói rằng trung bình 1 người Mỹ sẽ giao tiếp với khoảng 10.000 người khác trong suốt cuộc đời của mình.

Đó là con số rất lớn, rất nhiều người.

Nhưng, nếu mỗi người trong các bạn thay đổi cuộc sống của chỉ mười người và mỗi một người này làm thay đổi cuộc sống của mười người khác – vâng, chỉ mười mà thôi – thì sau đó trong năm thế hệ – tức là sau 125 năm – lớp sinh viên tốt nghiệp năm 2014 sẽ làm thay đổi cuộc sống của 800 triệu người.

800 triệu người – các bạn hãy suy nghĩ về con số này đi – nó nhiều hơn gấp đôi so với dân số Hoa Kỳ. Đi tiếp thêm một thế hệ nữa và bạn có thể thay đổi toàn bộ dân số thế giới – 8 tỷ người.

Nếu bạn cho rằng rất khó để thay đổi cuộc sống của mười người – tức là thay đổi cuộc sống của họ mãi mãi – thì bạn đã sai.

Tôi thấy nó xảy ra hàng ngày ở Iraq và Afghanistan.

Một sĩ quan bộ binh trẻ ra quyết định rẽ trái thay vì rẽ phải xuống một con đường ở Baghdad và mười quân nhân trong toán của anh đã được an toàn, tránh khỏi 1 cuộc phục kích.

Tại tỉnh Kandahar, Afghanistan, một nữ hạ sĩ quan cảm nhận điều gì đó khác lạ và đã chỉ đạo trung đội của cô ấy tránh thoát được khối chất nổ 500 cân gài bẫy họ, cứu được cuộc sống của hàng chục chiến sĩ.

Nhưng, không chỉ những người lính được cứu thoát bởi các quyết định từ một người, con cái của họ (chưa ra đời), cũng được cứu. Và con cái của con cái họ cũng được cứu.

Nhiều thế hệ đã được cứu bởi một quyết định từ một người.

Nhưng, thay đổi thế giới có thể xảy ra bất cứ nơi nào và bất cứ ai cũng đều có thể làm được điều đó.

Vì vậy, những gì bắt đầu ở đây đích thực có thể thay đổi thế giới, nhưng câu hỏi là …lúc đó thế giới sẽ trông giống như thế nào, sau khi bạn thay đổi nó?

Tôi tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn rất nhiều, và nếu các bạn làm cho tên thủy thủ già này vui vẻ trong chốc lát bằng cách giả bộ như đang chăm chú lắng nghe những gì mà tôi sẽ nói, một vài gợi ý có thể giúp các bạn trên con đường đi đến một thế giới tốt hơn.

Và trong khi những bài học này được rút ra trong thời gian tôi phục vụ quân đội, tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng nó sẽ hữu ích, cho dù các bạn chưa từng một ngày mặc bộ quân phục.

Điều quan trọng không phải ở giới tính, dân tộc hay tôn giáo, hoặc địa vị xã hội của các bạn.

Cuộc đấu tranh của chúng ta trong thế giới này là tương tự nhau và những bài học để vượt qua những trở ngại để tiến lên – để thay đổi bản thân và thế giới xung quanh chúng ta, đều áp dụng chung được cho tất cả mọi người.

Tôi đã là một thành viên của Navy SEAL trong 36 năm (chú thích: Navy SEAL là lượng lực đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Mỹ – SEAL: Sea-Air-Land). Nhưng tất cả chỉ bắt đầu sau khi tôi tốt nghiệp UT để tham gia khoá đào tạo SEAL cơ bản ở Coronado, California.

Khoá đào tạo SEAL cơ bản trong sáu tháng, bao gồm những màn “tra tấn dai dẳng” (nguyên văn: “long torturous”) như chạy trên cát lún, nửa đêm bơi trong nước lạnh ở bờ biển San Diego, những cuộc rèn luyện vượt chướng ngại vật, những buổi tập thể dục thể hình dài vô tận, là những ngày không được ngủ, luôn bị lạnh, bị ướt và khổ sở.

Đó là sáu tháng liên tục bị quấy rối bởi các huấn luyện viên chuyên nghiệp, họ luôn tìm kiếm những điểm khiếm khuyết về tâm lý và thể chất của các học viên để loại bỏ họ ra khỏi Navy SEAL.

Nhưng, khoá huấn luyện cũng nhằm tìm kiếm những học viên có tư chất chỉ huy, có thể dẫn dắt đồng đội trong một môi trường căng thẳng liên tục, hỗn loạn, trong những thời điểm gặp thất bại và khó khăn.

Với tôi khoá đào tạo cơ bản SEAL chính là những thử thách trong cả đời người được nhồi nhét vào trong sáu tháng.

Vì vậy, đây là 10 bài học mà tôi đã học được từ khoá huấn luyện cơ bản SEAL, hy vọng sẽ có giá trị cho các bạn khi dấn bước trên đường đời.

Mỗi buổi sáng trong khoá đào tạo SEAL cơ bản, người huấn luyện viên – vào thời điểm đó tất cả các HLV đều là cựu chiến binh Việt Nam – sẽ đến các doanh trại và điều đầu tiên họ sẽ kiểm tra là giường của học viên.

Nếu học viên làm đúng, các góc giường sẽ vuông cạnh (ý tác giả muốn nói đến tấm drap trải giường), các bao gối được kéo thẳng, phẵng phiu, cái gối đầu phải được đặt ngay dưới trung tâm của 2 thanh đầu giường, và cái mền phụ (chú thích: mỗi học viên được cấp 2 cái mền) gấp gọn gàng dưới chân của rack – rack là từ của Hải quân dùng để chỉ cái giường.

Đó là một nhiệm vụ rất đơn giản, rất trần tục. Thế nhưng mỗi buổi sáng chúng tôi ai nấy cũng phải dọp dẹp giường của mình 1 cách gọn gàng, hoàn hảo. Chuyện này có vẻ hơi ngây ngô vào thời điểm đó, nhất là dưới ánh sáng của 1 thực tế hiển nhiên là các học viên đang ước vọng trở thành những chiến binh SEAL thực sự, được tham dự những trận chiến khó khăn đầy chông gai – nhưng, sự “trí tuệ” (nguyên văn: “wisdom”) của hành động tưởng như đơn giản này đã được minh chứng với tôi nhiều lần.

Nếu bạn dọn dẹp giường của bạn mỗi buổi sáng, tức là bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày. Nó sẽ mang lại cho bạn một niềm tự hào nhỏ, nó sẽ khuyến khích bạn làm tốt nhiệm vụ kế và các nhiệm vụ khác tiếp theo sau.

Đến cuối ngày, từ một nhiệm vụ đầu tiên hoàn thành sẽ biến thành nhiều nhiệm vụ hoàn thành. Hành động dọn dẹp giường của các bạn cũng sẽ làm cũng cố cho 1 thực tế là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống rất đáng được quan tâm.

Nếu các bạn không thể làm tốt những việc nhỏ nhặt, các bạn sẽ không bao giờ làm tốt được những điều lớn.

Và, nếu như bạn có một ngày không như ý, bạn trở về nhà và thấy một chiếc giường đã gọn gàng, ngăn nắp – do chính tay bạn làm – điều đó sẽ cho bạn niềm động viên là ngày mai sẽ tốt hơn.

Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng cách dọn dẹp ngăn nắp giường của các bạn.

Trong khoá đào tạo SEAL các học viên được chia thành nhiều toán. Mỗi toán gồm bảy học viên – chia ra ba người ngồi mỗi bên của một chiếc xuồng cao su nhỏ, và một người điều khiển hướng đi cho xuồng.

Mỗi ngày các toán mang xuồng ra bãi biển và được hướng dẫn cách vượt qua các con sóng và chèo vài dặm dọc theo bờ biển.

Vào mùa đông, những con sóng ở bờ biển San Diego có thể cao từ 8 đến 10 feet (chú thích: 2,4m – 3 m), cực kỳ khó khăn để lướt qua chúng, trừ khi tất cả mọi người cùng chèo.

Tất cả nhịp chèo phải đồng bộ theo nhịp đếm của người điều khiển. Mọi người phải nổ lực hết sức, bằng không xuồng sẽ bị các làn sóng xô ngược lại và sẽ bị ném thô bạo lên trên bãi biển.

Để làm cho xuồng đến đích, thì tất cả mọi người phải cùng nhau chèo.

Một mình bạn không thể thay đổi thế giới – bạn sẽ phải cần những sự trợ giúp – và thật sự để đi được từ điểm khởi đầu đến đích cần phải có bạn bè, đồng nghiệp, sự nhã ý của những người không quen và một trưởng nhóm có năng lực để hướng dẫn mọi người.

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy tìm thấy một người nào đó để trợ giúp bạn chèo chống.

Sau một vài tuần luyện tập khó khăn, khoá đào tạo SEAL mà tôi tham gia bắt đầu với 150 người đã giảm xuống chỉ còn 35. Bây giờ còn lại sáu 6 toán với 7 người trên mỗi xuồng.

Tôi được xếp chung toán với những học viên cao to, nhưng toán giỏi nhất lại toàn là những học viên nhỏ con – chúng tôi gọi họ là toán Munchkin (chú thích: nhỏ bé, xinh xắn) – không có ai trong toán này cao hơn 5,5 foot (chú thích: 1.67m).

Toán Munchkin gồm có một người Mỹ gốc da đỏ, một người Mỹ gốc châu Phi, một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Ý, và hai thanh niên trẻ nhưng gan lỳ đến từ miền Trung Tây nước Mỹ.

Họ chèo xuồng, chạy bộ và bơi lội nhanh hơn tất cả các toán khác.

Những học viên cao lớn trong các toán khác thường cười cợt, trêu chọc khi thấy các thành viên của toán Munchkin xỏ những bàn chân nhỏ nhắn của họ vào những đôi chân vịt cũng… nhỏ nhắn trước khi bơi lội.

Nhưng bằng cách nào đó, những học viên nhỏ con này, họ đến từ mọi ngóc ngách của nước Mỹ và thế giới, luôn luôn là những người có tiếng cười sau cùng – (nguyên văn: “had the last laugh” đây là 1 thành ngữ Mỹ, tương tự như 1 thành ngữ VN “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”) – họ bơi nhanh hơn so với tất cả mọi người và đến bờ trước chúng tôi rất lâu.

Khoá đào tạo SEAL là một sự bình đẵng tuyệt vời. Không có gì có thể giúp bạn đạt được thành công ngoài ý chí của bạn, chứ không phải đó là màu da, chủng tộc, học thức, hay địa vị xã hội của bạn đâu.

Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đo lường con người bởi kích thước của trái tim của họ, chứ không phải là kích thước cái chân vịt của họ.

Vài lần trong tuần, các giảng viên sẽ cho cả lớp xếp hàng để kiểm tra quân phục. Việc kiểm tra này luôn luôn được tiến hành 1 cách kỹ lưỡng khác thường.

Mũ đội phải được hồ cứng 1 cách hoàn hảo, quân phục phải ủi thẳng nếp, khóa thắt lưng phải sáng bóng và không được có bất kỳ 1 vết tì ố nào.

Nhưng, bất kể bao nhiêu nỗ lực mà bạn đã dùng để hồ cứng chiếc mũ, ủi kỷ càng bộ quân phục, hoặc đánh bóng loáng cái khóa thắt lưng – cũng vẫn chưa đạt.

Các giảng viên sẽ tìm ra “1 sai phạm gì đó” để phạt bạn.

Và vì kiểm tra quân phục không đạt, các học viên phải chạy, với nguyên quần áo, lao vào sóng biển, và sau đó, ướt từ đầu đến chân, lăn trên bãi biển cho đến khi tất cả toàn thân bị bao phủ bởi cát.

Tên gọi của vụ này là “bánh tẩm đường” (nguyên văn: “sugar cookie”). Bạn phải vận bộ quân phục đó cho đến hết ngày – lạnh, ẩm ướt và đầy cát biển.

Có rất nhiều học viên không thể chấp nhận 1 thực tế là tất cả các nỗ lực của họ đều là vô ích. Bất kể là họ đã cố gắng đến cỡ nào – để những bộ quân phục trông chỉnh tề, đúng quân cách – đều bị đánh giá thấp.

Những học viên đó đã không vượt qua nổi khoá huấn luyện.

Những học viên đó không hiểu mục đích của sự huấn luyện. Bạn sẽ không bao giờ thành công. Bạn sẽ không bao giờ có một bộ đồng phục hoàn hảo.

Đôi khi, cho dù bạn đã chuẩn bị hay thực hiện 1 kế hoạch kỹ càng đến mấy đi chăng nữa, thì kết quả vẫn cho ra một cái “bánh tẩm đường”.

Đôi khi, cuộc sống là như vậy.

Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy vượt qua thân phận của một cái “bánh tẩm đường” và tiếp tục tiến về phía trước.

Mỗi ngày, trong thời gian đào tạo, bạn phải đương đầu với nhiều thử thách thể chất khác nhau – chạy, bơi, các khóa học vượt chướng ngại vật, thể dục thể hình – Những thứ đó được sắp đặt ra để thử thách dũng khí của bạn.

Mỗi sự kiện có những tiêu chuẩn – thời gian mà bạn phải đáp ứng. Nếu bạn thất bại trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn đó, tên của bạn sẽ được đăng trên một danh sách và vào cuối ngày, những người có tên trên danh sách sẽ được mời đến một “rạp xiếc” (nguyên văn: “circus”).

“Rạp xiếc”: đó là phải tập thêm hai giờ thể dục – nó làm bạn kiệt sức, phá vỡ tinh thần của bạn để buộc bạn phải bỏ cuộc.

Không ai muốn đến “Rạp xiếc”.

Đến “Rạp xiếc” có nghĩa là ngày đó bạn không đạt tiêu chuẩn. Đến “Rạp xiếc” có nghĩa là nhiều mệt mỏi hơn, và mệt mỏi hơn có nghĩa là ngày hôm sau sẽ khó khăn hơn – và có khả năng sẽ phải đến viếng “Rạp xiếc” thường xuyên hơn nữa.

Trong quá trình đào tạo SEAL, tất cả mọi học viên không ai thoát khỏi bảng phong thần này, mọi người đều có tên trong danh sách đến “Rạp xiếc”.

Nhưng, một điều thú vị đã xảy ra với những người thường xuyên có tên trong danh sách “Rạp xiếc” – Những người phải chịu thêm hai giờ tập thể dục – đã càng ngày càng cứng cáp, mạnh mẽ hơn.

Nỗi “thống khổ” khi phải đến “Rạp xiếc” đã bồi đắp nên 1 sức mạnh tinh thần – và xây dựng khả năng phục hồi thể chất.

Cuộc sống đầy những “Gánh xiếc”.

Các bạn sẽ thất bại. Các bạn có thể sẽ phải chịu thất bại thường xuyên. Thất bại sẽ làm các bạn đau đớn. Thất bại sẽ làm các bạn chán nản, thất vọng. Nhưng thất bại là liều thuốc thử để kiểm tra cốt lõi giá trị của các bạn.

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng sợ “Rạp xiếc”.

Ít nhất hai lần mỗi tuần, các học viên phải tham gia chạy vượt qua các chướng ngại vật. Tất cả gồm có 25 chướng ngại vật khác nhau, trong đó có 1 bức tường cao 10 foot, 1 tấm lưới cao 30 foot, và một hang rào dây thép gai dùng cho việc tập luyện bò trườn.

Nhưng chướng ngại vật khó khăn nhất là “cú trượt sinh tồn” (nguyên văn: “the slide for life”). Nó gồm 2 cái tháp, một tháp 3 tầng, cao 30 foot nằm một phía và một cái tháp một tầng nằm ở đầu kia. Hai toà tháp được nối liền bởi một dây thừng dài 200 foot.

Bạn phải leo lên tầng ba của tháp và khi lên đến đỉnh tháp, bạn nắm lấy sợi dây thừng, đong đưa bên dưới sợi dây thừng và dùng tay kéo thân hình, di chuyển đến đầu bên kia.

Kỷ lục vượt chướng ngại vật này đã đứng vững trong nhiều năm qua cho đến khoá đào tạo của chúng tôi vào năm 1977.

Kỷ lục này dường như “bất khả chiến bại” (nguyên văn: “unbeatable”), cho đến một ngày, một học viên đã quyết định thử thách chướng ngại vật “Cú trượt sinh tồn” này bằng cách trượt với tư thế cho đầu xuống trước.

Thay vì đong đưa cơ thể của mình dưới sợi dây thừng và nhích cả thân hình xuống, anh nằm lên trên sợi dây và đẩy thân mình về phía trước.

Đó là 1 cách di chuyển nguy hiểm – dường như điên cuồng, và đầy rủi ro. Nếu thất bại có nghĩa là chấn thương và bị loại khỏi khoá huấn luyện.

Không chút do dự – người học viên trượt theo sợi dây thừng xuống – nhanh 1 cách nguy hiểm, và thay vì vài phút, anh ta chỉ mất một nửa thời gian, anh đã phá được kỷ lục.

Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi các bạn phải lao xuống để đương đầu với trở ngại.

Đến giai đoạn huấn luyện cách chiến đấu trên bộ, các học viên được máy bay đưa ra đảo San Clemente nằm ngoài khơi của San Diego.

Vùng biển ở San Clemente là một nơi có rất nhiều cá mập trắng lớn. Để được tốt nghiệp khóa huấn luyện SEAL, các học viên phải hoàn thành các loạt các bơi đường trường. Bơi đêm là một trong các loạt bơi đó.

Trước khi xuất phát, các giảng viên thông báo cho học viên với vẻ “hân hoan” (nguyên văn: “joyfully”) về tất cả các loài cá mập sinh sống ở vùng biển ngoài khơi San Clemente.

Tuy nhiên, họ cũng đảm bảo là chưa từng có học viên nào bị cá mập làm thịt cả, ít nhất là trong thời gian gần đây.

Nhưng, các học viên cũng được dạy rằng nếu một con cá mập bắt đầu lượn lờ quanh vị trí của bạn theo vòng tròn – hãy giữ vững vị trí của bạn. Không bơi đi. Không tỏ ra sợ hãi.

Và nếu những con cá mập đang đói, cần một bữa ăn nhẹ nửa đêm (nguyên văn: “a midnight snack”), phóng về phía bạn – thì hãy dồn hết sức mạnh đấm vào mõm cá, tất sẽ làm nó bỏ cuộc.

Có rất nhiều cá mập trên thế giới này. Nếu các bạn hy vọng sẽ hoàn tất 1 cuộc bơi lội, thì các bạn sẽ phải đối phó với chúng.

Vì vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng lùi bước trước những con cá mập.

Một trong những công việc của Navy SEALs là tiến hành các cuộc tấn công dưới nước vào tàu chiến của địch. Chúng tôi thực hành kỹ thuật này 1 cách rất phổ biến trong quá trình huấn luyện cơ bản.

Nhiệm vụ tấn công tàu là nơi mà 2 Navy SEAL sẽ được thả xuống ở ngoài xa một bến cảng của đối phương và sau đó lặn hơn hai dặm (chú thích: hơn 3km) – dưới mặt nước – không sử dụng bất cứ dụng cụ gì, ngoài một cái thước đo độ sâu và một la bàn để định hướng mục tiêu.

Trong toàn bộ quá trình bơi lặn, thậm chí sâu dưới nước nhưng vẫn có một số ánh sáng xuyên qua được. Học viên vẫn còn chút ít cảm giác thoải mái khi biết rằng có 1 mặt nước rộng mở ở trên đầu của họ (nguyên văn: “open water”).

Nhưng khi bạn tiếp cận đến con tàu đang cập cảng, thì ánh sáng bắt đầu mờ dần. Các kết cấu thép của con tàu chận mất ánh trăng – che mất các ánh đèn đường – cùng tất cả ánh sáng xung quanh.

Để thành công trong nhiệm vụ, bạn phải lặn dưới con tàu và tìm ra cho được lườn tàu – tức là đường trung tâm và phần sâu nhất của con tàu.

Đây là mục tiêu của bạn. Nhưng lườn tàu cũng là nơi tăm tối nhất của con tàu, là nơi bạn không thể nhìn thấy bàn tay của mình dù có để nó ngay trước mặt, nơi mà tiếng ồn từ máy móc của con tàu làm chói tai, rất dễ dàng làm cho bạn bị mất phương hướng và bỏ cuộc.

Mỗi thành viên Navy SEAL đều biết rằng dưới lườn tàu, tại thời điểm đen tối nhất của nhiệm vụ – là thời điểm bạn phải bình tĩnh, tập trung – là khi tất cả các kỹ năng chiến thuật, sức mạnh thể chất và tất cả sức mạnh nội tâm của bạn đều phải mang ra hết để chống đỡ.

Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, các bạn phải đem ra những tốt nhất trong con người bạn để đương đầu ở thời điểm đen tối nhất.

Tuần thứ chín của khóa huấn luyện được gọi là “tuần lể địa ngục” (nguyên văn: “Hell Week”). Đó là sáu ngày không ngủ, liên tục bị quấy rối về thể chất và tinh thần và một ngày đặc biệt tại “bãi bồi” (nguyên văn: “mud flats”) – “bãi bồi” là 1 vùng nằm giữa San Diego và Tijuana, nơi nước chảy đi và tạo ra các vũng bùn Tijuana – đó là một khu vực có địa hình đầm lầy, nơi mà bùn sình sẽ nhấn chìm bạn.

Đó là vào ngày thứ tư (Wednesday) của “tuần lể địa ngục”, bạn phải chèo đến “bãi bồi” và trong 15 giờ tiếp theo phải cố gắng để tồn tại dưới lớp bùn lạnh cóng, trong tiếng gió hú và áp lực không ngừng từ các huấn luyện viên luôn thúc giục, kêu gọi các học viên bỏ cuộc.

Thứ tư, khi mặt trời bắt đầu lặn thì lớp của tôi bị cho là đã “vi phạm nghiêm trọng các quy tắc” (nguyên văn:”egregious infraction of the rules”)được lệnh phải dầm mình dưới bùn.

Bùn “nuốt chững” các học viên cho đến khi không có gì có thể nhìn thấy được ngoài những cái đầu của chúng tôi. Các giảng viên nói với chúng tôi là mọi người sẽ được lên bờ nếu có năm người chịu bỏ cuộc – chỉ cần năm người thôi là chúng tôi có thể thoát ra khỏi cái lạnh đầy ức chế này.

Nhìn xung quanh bãi bồi thì rõ ràng là có một số học viên gần như muốn đầu hàng. Vẫn còn hơn tám tiếng đồng hồ nữa cho đến khi mặt trời lên – hơn tám giờ với cái lạnh thấu xương (nguyên văn: “bone chilling cold”).

Tiếng của các hàm răng va vào nhau lập cập và tiếng run rẩy rên rỉ của các học viên lớn đến nỗi rất khó để nghe bất cứ tiếng động nào khác.

Nhưng sau đó, có một âm thanh bắt đầu vang vọng trong đêm – một giọng hát được cất lên.

Một giọng hát trật nhịp “khủng khiếp” (nguyên văn: “terribly out of tune”), nhưng được hát với sự nhiệt tình.

Một giọng hát đã trở thành hai và từ hai trở thành ba và không lâu sau đó, tất cả mọi người trong lớp đều hát.

Chúng tôi biết rằng nếu một người có thể vượt lên trên những đau khổ thì những người khác cũng có thể làm được.

Các giảng viên bị đe dọa chúng tôi sẽ phải bị ở lâu hơn trong bùn nếu còn tiếp tục hát, nhưng chúng tôi vẫn cứ hát.

Và không hiểu tại sao – bùn có vẻ như ấm áp hơn một ít, gió như trở nên “thuần tính” (nguyên văn: “a little tamer”), và bình minh thì không còn quá xa.

Nếu như tôi đã học được bất cứ điều gì trong cuộc đời tôi khi bôn ba trên thế giới, thì đó chính là sức mạnh của niềm hy vọng. Sức mạnh của một người – Washington, Lincoln, King, Mandela và thậm chí một cô gái trẻ từ Pakistan – Malala – một người có thể thay đổi thế giới bằng cách trao niềm hy vọng cho mọi người.

Vì vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu cất tiếng hát ngay cả khi các bạn đang bị lún lên đến tận cổ trong bùn lầy.

Cuối cùng, trong khóa huấn luyện SEAL có một cái chuông. Đó là 1 cái chuông đồng được treo ở trung tâm của doanh trại để tất cả các học viên đều nhìn thấy.

Khi bạn muốn bỏ cuộc – Tất cả những gì bạn phải làm là chỉ cần rung chuông. Rung chuông và bạn không còn phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Rung chuông và bạn không còn phải bơi lội trong cái lạnh băng giá.

Rung chuông và bạn không còn phải chạy, phải vượt các chướng ngại vật, tập thể lực (PT) – và bạn không còn phải chịu đựng những cuộc huấn luyện, thử thách cam go.

Chỉ cần rung chuông.

Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.

Khóa tốt nghiệp năm 2014, các bạn đang ở những giây phút sau cùng trước lúc nhận bằng tốt nghiệp. Những giây phút ngắn ngủi trước khi các bạn bắt đầu bước vào hành trình cuộc sống. Đây là thời khắc để các bạn bắt đầu thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.

Nó sẽ không dễ dàng đâu.

Nhưng, các bạn là những sinh viên tốt nghiệp niên khóa 2014 – một niên khóa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của 800 triệu người trong thế kỷ tới.

Hãy bắt đầu mỗi ngày với một nhiệm vụ hoàn thành.

Hãy tìm một người nào đó để giúp bạn trong cuộc đời.

Hãy tôn trọng tất cả mọi người.

Biết rằng cuộc sống là không công bằng và rằng bạn sẽ thường xuyên vấp ngã, nhưng nếu các bạn dám chấp nhận rủi ro, dám tiến lên trong những thời điểm khó khăn nhất, dám đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị áp bức và không bao giờ…không bao giờ bỏ cuộc – nếu các bạn làm được những việc này, thế hệ tiếp theo và các thế hệ nối tiếp sẽ sống trong một thế giới tốt hơn nhiều so với thế giới của chúng ta ngày hôm nay, và những gì được bắt đầu ở đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.

Cám ơn các bạn rất nhiều. Xin chào (Hook ‘em Horns).

( “Hook ‘em Horns”, là khẩu hiệu và tín hiệu tay của Đại học Texas ở Austin được các sinh viên và cựu sinh viên của trường sử dụng như một lời chào bao gồm cụm từ “Hook’ em” hoặc “Hook ‘em Horns “, và cũng được sử dụng như một lời chia tay tạm biệt.)



HUY NGUYEN dịch và chú thích.

—————————

Đô Đốc (Admiral) Bill McRaven, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy hành quân đặc biệt Hoa Kỳ (Commander of United States Special Operations Command – USSOCOM). USSOCOM là một đạị đơn vị hỗn hợp các Lực lượng đặc biệt của Hải, Lục, Không quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Ông sinh ngày 6-11-1955 tại bang North Carolina, và tốt nghiệp Đại học UT năm 1977 và gia nhập Hải quân từ đó. Ông là người lập kế hoạch và điều phối chiến dịch lùng sục và tiêu diệt được trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden.

Đô đốc Bill McRaven năm 2012.



Đô đốc Bill McRaven và Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2011 khi ông còn là Phó Đô đốc (Vice Admiral)


NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH BÀI NÓI CHUYỆN CỦA ĐÔ ĐỐC MCRAVEN NGÀY 17-5-2014 TẠI UT.


Admiral Bill McRaven at the University of Texas on May 17, 2014.

The following are the remarks by Naval Adm. William H. McRaven, ninth commander of U.S. Special Operations Command, at the University-wide Commencement at The University of Texas at Austin on May 17:

President Powers, Provost Fenves, Deans, members of the faculty, family and friends and most importantly, the class of 2014. Congratulations on your achievement.

It’s been almost 37 years to the day that I graduated from UT.

I remember a lot of things about that day.

I remember I had throbbing headache from a party the night before. I remember I had a serious girlfriend, whom I later married—that’s important to remember by the way—and I remember that I was getting commissioned in the Navy that day.

But of all the things I remember, I don’t have a clue who the commencement speaker was that evening and I certainly don’t remember anything they said.


So…acknowledging that fact—if I can’t make this commencement speech memorable—I will at least try to make it short.

The University’s slogan is,

“What starts here changes the world.”

I have to admit—I kinda like it.

“What starts here changes the world.”

Tonight there are almost 8,000 students graduating from UT.

That great paragon of analytical rigor, Ask.Com says that the average American will meet 10,000 people in their life time.

That’s a lot of folks.

But, if every one of you changed the lives of just ten people—and each one of those folks changed the lives of another ten people—just ten—then in five generations—125 years—the class of 2014 will have changed the lives of 800 million people.

800 million people—think of it—over twice the population of the United States. Go one more generation and you can change the entire population of the world—8 billion people.

If you think it’s hard to change the lives of ten people—change their lives forever—you’re wrong.

I saw it happen every day in Iraq and Afghanistan.

A young Army officer makes a decision to go left instead of right down a road in Baghdad and the ten soldiers in his squad are saved from close-in ambush.

In Kandahar province, Afghanistan, a non-commissioned officer from the Female Engagement Team senses something isn’t right and directs the infantry platoon away from a 500 pound IED, saving the lives of a dozen soldiers.

But, if you think about it, not only were these soldiers saved by the decisions of one person, but their children yet unborn—were also saved. And their children’s children—were saved.

Generations were saved by one decision—by one person.

But changing the world can happen anywhere and anyone can do it.

So, what starts here can indeed change the world, but the question is…what will the world look like after you change it?

Well, I am confident that it will look much, much better, but if you will humor this old sailor for just a moment, I have a few suggestions that may help you on your way to a better a world.

And while these lessons were learned during my time in the military, I can assure you that it matters not whether you ever served a day in uniform.

It matters not your gender, your ethnic or religious background, your orientation, or your social status.

Our struggles in this world are similar and the lessons to overcome those struggles and to move forward—changing ourselves and the world around us—will apply equally to all.

I have been a Navy SEAL for 36 years. But it all began when I left UT for Basic SEAL training in Coronado, California.

Basic SEAL training is six months of long torturous runs in the soft sand, midnight swims in the cold water off San Diego, obstacles courses, unending calisthenics, days without sleep and always being cold, wet and miserable.

It is six months of being constantly harassed by professionally trained warriors who seek to find the weak of mind and body and eliminate them from ever becoming a Navy SEAL.

But, the training also seeks to find those students who can lead in an environment of constant stress, chaos, failure and hardships.

To me basic SEAL training was a life time of challenges crammed into six months.


So, here are the ten lesson’s I learned from basic SEAL training that hopefully will be of value to you as you move forward in life.

Every morning in basic SEAL training, my instructors, who at the time were all Viet Nam veterans, would show up in my barracks room and the first thing they would inspect was your bed.

If you did it right, the corners would be square, the covers pulled tight, the pillow centered just under the headboard and the extra blanket folded neatly at the foot of the rack—rack—that’s Navy talk for bed.

It was a simple task—mundane at best. But every morning we were required to make our bed to perfection. It seemed a little ridiculous at the time, particularly in light of the fact that were aspiring to be real warriors, tough battle hardened SEALs—but the wisdom of this simple act has been proven to me many times over.

If you make your bed every morning you will have accomplished the first task of the day. It will give you a small sense of pride and it will encourage you to do another task and another and another.

By the end of the day, that one task completed will have turned into many tasks completed. Making your bed will also reinforce the fact that little things in life matter.

If you can’t do the little things right, you will never do the big things right.

And, if by chance you have a miserable day, you will come home to a bed that is made—that you made—and a made bed gives you encouragement that tomorrow will be better.

If you want to change the world, start off by making your bed.

During SEAL training the students are broken down into boat crews. Each crew is seven students—three on each side of a small rubber boat and one coxswain to help guide the dingy.

Every day your boat crew forms up on the beach and is instructed to get through the surfzone and paddle several miles down the coast.

In the winter, the surf off San Diego can get to be 8 to 10 feet high and it is exceedingly difficult to paddle through the plunging surf unless everyone digs in.

Every paddle must be synchronized to the stroke count of the coxswain. Everyone must exert equal effort or the boat will turn against the wave and be unceremoniously tossed back on the beach.

For the boat to make it to its destination, everyone must paddle.

You can’t change the world alone—you will need some help— and to truly get from your starting point to your destination takes friends, colleagues, the good will of strangers and a strong coxswain to guide them.

If you want to change the world, find someone to help you paddle.

Over a few weeks of difficult training my SEAL class which started with 150 men was down to just 35. There were now six boat crews of seven men each.

I was in the boat with the tall guys, but the best boat crew we had was made up of the the little guys—the munchkin crew we called them—no one was over about 5-foot five.

The munchkin boat crew had one American Indian, one African American, one Polish America, one Greek American, one Italian American, and two tough kids from the mid-west.

They out paddled, out-ran, and out swam all the other boat crews.

The big men in the other boat crews would always make good natured fun of the tiny little flippers the munchkins put on their tiny little feet prior to every swim.

But somehow these little guys, from every corner of the Nation and the world, always had the last laugh— swimming faster than everyone and reaching the shore long before the rest of us.

SEAL training was a great equalizer. Nothing mattered but your will to succeed. Not your color, not your ethnic background, not your education and not your social status.

If you want to change the world, measure a person by the size of their heart, not the size of their flippers.

Several times a week, the instructors would line up the class and do a uniform inspection. It was exceptionally thorough.

Your hat had to be perfectly starched, your uniform immaculately pressed and your belt buckle shiny and void of any smudges.

But it seemed that no matter how much effort you put into starching your hat, or pressing your uniform or polishing your belt buckle—- it just wasn’t good enough.

The instructors would fine “something” wrong.

For failing the uniform inspection, the student had to run, fully clothed into the surfzone and then, wet from head to toe, roll around on the beach until every part of your body was covered with sand.

The effect was known as a “sugar cookie.” You stayed in that uniform the rest of the day—cold, wet and sandy.

There were many a student who just couldn’t accept the fact that all their effort was in vain. That no matter how hard they tried to get the uniform right—it was unappreciated.

Those students didn’t make it through training.

Those students didn’t understand the purpose of the drill. You were never going to succeed. You were never going to have a perfect uniform.

Sometimes no matter how well you prepare or how well you perform you still end up as a sugar cookie.

It’s just the way life is sometimes.

If you want to change the world get over being a sugar cookie and keep moving forward.

Every day during training you were challenged with multiple physical events—long runs, long swims, obstacle courses, hours of calisthenics—something designed to test your mettle.

Every event had standards—times you had to meet. If you failed to meet those standards your name was posted on a list and at the end of the day those on the list were invited to—a “circus.”

A circus was two hours of additional calisthenics—designed to wear you down, to break your spirit, to force you to quit.

No one wanted a circus.

A circus meant that for that day you didn’t measure up. A circus meant more fatigue—and more fatigue meant that the following day would be more difficult—and more circuses were likely.

But at some time during SEAL training, everyone—everyone—made the circus list.

But an interesting thing happened to those who were constantly on the list. Overtime those students-—who did two hours of extra calisthenics—got stronger and stronger.

The pain of the circuses built inner strength-built physical resiliency.

Life is filled with circuses.

You will fail. You will likely fail often. It will be painful. It will be discouraging. At times it will test you to your very core.

But if you want to change the world, don’t be afraid of the circuses.

At least twice a week, the trainees were required to run the obstacle course. The obstacle course contained 25 obstacles including a 10-foot high wall, a 30-foot cargo net, and a barbed wire crawl to name a few.

But the most challenging obstacle was the slide for life. It had a three level 30 foot tower at one end and a one level tower at the other. In between was a 200-foot long rope.

You had to climb the three tiered tower and once at the top, you grabbed the rope, swung underneath the rope and pulled yourself hand over hand until you got to the other end.

The record for the obstacle course had stood for years when my class began training in 1977.

The record seemed unbeatable, until one day, a student decided to go down the slide for life—head first.

Instead of swinging his body underneath the rope and inching his way down, he bravely mounted the TOP of the rope and thrust himself forward.

It was a dangerous move—seemingly foolish, and fraught with risk. Failure could mean injury and being dropped from the training.

Without hesitation—the student slid down the rope—perilously fast, instead of several minutes, it only took him half that time and by the end of the course he had broken the record.

If you want to change the world sometimes you have to slide down the obstacle head first.

During the land warfare phase of training, the students are flown out to San Clemente Island which lies off the coast of San Diego.

The waters off San Clemente are a breeding ground for the great white sharks. To pass SEAL training there are a series of long swims that must be completed. One—is the night swim.

Before the swim the instructors joyfully brief the trainees on all the species of sharks that inhabit the waters off San Clemente.

They assure you, however, that no student has ever been eaten by a shark—at least not recently.

But, you are also taught that if a shark begins to circle your position—stand your ground. Do not swim away. Do not act afraid.

And if the shark, hungry for a midnight snack, darts towards you—then summons up all your strength and punch him in the snout and he will turn and swim away.

There are a lot of sharks in the world. If you hope to complete the swim you will have to deal with them.

So, If you want to change the world, don’t back down from the sharks.

As Navy SEALs one of our jobs is to conduct underwater attacks against enemy shipping. We practiced this technique extensively during basic training.

The ship attack mission is where a pair of SEAL divers is dropped off outside an enemy harbor and then swims well over two miles—underwater—using nothing but a depth gauge and a compass to get to their target.

During the entire swim, even well below the surface there is some light that comes through. It is comforting to know that there is open water above you.

But as you approach the ship, which is tied to a pier, the light begins to fade. The steel structure of the ship blocks the moonlight—it blocks the surrounding street lamps—it blocks all ambient light.

To be successful in your mission, you have to swim under the ship and find the keel—the centerline and the deepest part of the ship.

This is your objective. But the keel is also the darkest part of the ship—where you cannot see your hand in front of your face, where the noise from the ship’s machinery is deafening and where it is easy to get disoriented and fail.

Every SEAL knows that under the keel, at the darkest moment of the mission—is the time when you must be calm, composed—when all your tactical skills, your physical power and all your inner strength must be brought to bear.

If you want to change the world, you must be your very best in the darkest moment.

The ninth week of training is referred to as “Hell Week.” It is six days of no sleep, constant physical and mental harassment and—one special day at the Mud Flats—the Mud Flats are area between San Diego and Tijuana where the water runs off and creates the Tijuana slue’s—a swampy patch of terrain where the mud will engulf you.

It is on Wednesday of Hell Week that you paddle down to the mud flats and spend the next 15 hours trying to survive the freezing cold mud, the howling wind and the incessant pressure to quit from the instructors.

As the sun began to set that Wednesday evening, my training class, having committed some “egregious infraction of the rules” was ordered into the mud.

The mud consumed each man till there was nothing visible but our heads. The instructors told us we could leave the mud if only five men would quit—just five men and we could get out of the oppressive cold.

Looking around the mud flat it was apparent that some students were about to give up. It was still over eight hours till the sun came up—eight more hours of bone chilling cold.

The chattering teeth and shivering moans of the trainees were so loud it was hard to hear anything and then, one voice began to echo through the night—one voice raised in song.

The song was terribly out of tune, but sung with great enthusiasm.

One voice became two and two became three and before long everyone in the class was singing.

We knew that if one man could rise above the misery then others could as well.

The instructors threatened us with more time in the mud if we kept up the singing—but the singing persisted.

And somehow—the mud seemed a little warmer, the wind a little tamer and the dawn not so far away.

If I have learned anything in my time traveling the world, it is the power of hope. The power of one person—Washington, Lincoln, King, Mandela and even a young girl from Pakistan—Malala—one person can change the world by giving people hope.

So, if you want to change the world, start singing when you’re up to your neck in mud.

Finally, in SEAL training there is a bell. A brass bell that hangs in the center of the compound for all the students to see.

All you have to do to quit—is ring the bell. Ring the bell and you no longer have to wake up at 5 o’clock. Ring the bell and you no longer have to do the freezing cold swims.

Ring the bell and you no longer have to do the runs, the obstacle course, the PT—and you no longer have to endure the hardships of training.

Just ring the bell.

If you want to change the world don’t ever, ever ring the bell.

To the graduating class of 2014, you are moments away from graduating. Moments away from beginning your journey through life. Moments away starting to change the world—for the better.

It will not be easy.

But, YOU are the class of 2014—the class that can affect the lives of 800 million people in the next century.

Start each day with a task completed.

Find someone to help you through life.

Respect everyone.

Know that life is not fair and that you will fail often, but if take you take some risks, step up when the times are toughest, face down the bullies, lift up the downtrodden and never, ever give up—if you do these things, then next generation and the generations that follow will live in a world far better than the one we have today and—what started here will indeed have changed the world—for the better.

Thank you very much. Hook ‘em horns.

0 comments:

Post a Comment

 
Top