Featured Post

GALLO COFFEE - 100% CÀ PHÊ RANG XAY NGUYÊN CHẤT

GALLO COFFEE  100% Cà phê Nguyên Chất - Hương Vị Tự Nhiên. 100% Pure Coffee - Natural Coffee Taste and Aroma.  Gallo Coffee hân hạnh giớ...

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

NHỮNG LỖI SAI KHI SƠ CẤP CỨU CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI ! (bài 2)

NHỮNG LỖI SAI KHI SƠ CẤP CỨU CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI ! (bài 2)

Một người bạn của mình đã mất oan ức cậu con trai gần 4 tuổi, vì bé bị hóc cùi trái vải mùa hè năm ngoái. Lúc đó bé ở nhà với bác giúp việc: 1-8 phút đầu tiên sau khi gặp tai nạn là khoảng thời gian “vàng” để sơ cấp cứu. Nếu mình không có kiến thức sơ cấp cứu, nếu mình sơ cấp cứu sai, có thể vĩnh viễn không bao giờ còn cơ hội làm lại.

Chuyên gia sơ cấp cứu hàng đầu của Úc - Tony Coffey sang VN lần đầu để du lịch, cũng gặp chuyện 1 em bé tử vong vì bị hóc ở trường mầm non, thế là ổng tình nguyện bỏ tiền túi qua VN để dạy về Sơ cấp cứu, từ năm 2014 tới hôm nay là 20 lần rồi!

Ở Úc, toàn dân, từ HS tới thầy cô giáo, công nhân, nhân viên... ai cũng phải học về sơ cấp cứu, và cứ 2 năm phải cập nhật lại và được kiểm tra nghiêm ngặt. Ví dụ, nếu bạn muốn thi bằng lái xe, thì phải có bằng về Sơ cấp cứu đã rồi mới được vào học lái xe.

4. Hóc dị vật: 


Cách làm sai: Khi thấy nạn nhân ho khạc do bị hóc, nhiều người thường vỗ vỗ vào vai, lưng nạn nhân để an ủi. 


Vì nếu nạn nhân đang tự ho được điều này nghĩa là họ vẫn còn thở được, và ho khạc chính là điều tốt để tống dị vật ra ngoài. Việc ta vỗ vào vai, lưng trong lúc nạn nhân đang hít vào chỉ tốt cho cảm giác của bạn, không tốt cho nạn nhân! Có thể khiến dị vật rớt vào sâu hơn hoặc chắn kín hết đường thở khiến nạn nhân tắt thở luôn.

Xử lý: Nếu họ còn ho được thì hãy yên lặng đợi họ tiếp tục ho, có thể nói nạn nhân hơi cúi người phía trước, hít thở sâu và ho khạc mạnh ra. Đừng vỗ vai lưng hay chuyện trò lúc này!


Nếu nạn nhân không thể ho được do dị vật quá lớn chắn hẳn đường thở, đây là tình trạng RẤT RẤT RẤT NGUY HIỂM. Biểu hiện: Họ há hốc mồm, mặt tím tái, không ho, không thở được. Cần ngay lập tức đấm mạnh vào sau lưng nạn nhân, phần giữa hai xương bả vai hướng lên gáy 5 lần, nếu vẫn không có dấu hiệu ho khạc, tiếp tục dùng lòng bàn tay ấn vào phía trước ngực giữa 2 phổi để đẩy toàn bộ không khí trong phổi thốc lên giúp dịch chuyển dị vật ra khỏi đường thở. Cứ làm liên lục 5 lần đấm sau lưng, 5 lần ấn đè phổi, cho đến khi nào nạn nhân có dấu hiệu ho khạc được.
Khi nạn nhân ho khạc được rồi, quan sát phần miệng mũi nạn nhân, nếu thấy dị vật đã trồi ra, bạn có thể dùng tay kéo nhẹ ra. Nếu không nhìn thấy, tuyệt đối không được cho tay vào cổ họng nạn nhân để lôi ra vì ngón tay chúng ta có thể vô tình càng đẩy dị vật vào sâu bên trong gây chắn đường thở.

5. Bảo quản phần cơ thể bị đứt lìa: 


Cách sai: Ướp đá phần cơ thể bị rơi ra (ngón tay, chân, tai…) để bảo vệ. 


Cách xử lý đúng:  

- Không rửa (vì nếu làm sai cách bạn có thể làm tổn thương tới các mô bên trong)

- Đặt phần cơ thể đó vào trong túi ni lông sạch, cột chặt lại, để ngăn nước vào. 

- Sau đó cho vào chai lọ, ly, chậu, xô hoặc một túi ni lông khác to hơn và đổ đầy nước vào, rồi cho vài viên đá lạnh và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 

Nói cách khác, bạn chỉ nên ướp trong nước lạnh trên 0 độ C và không để phần cơ thể bị đứt lìa đó tiếp xúc trực tiếp với đá. 

Nếu bảo quản tốt, trong vòng 1 giờ sau tai nạn, các bác sỹ có thể nối phần đứt lìa đó cho nạn nhân với các cảm nhận thần kinh và chức năng một cách bình thường.


6. Bị dị vật đâm vào người: 


Thói quen sai: Vội vàng rút vật lạ ra -> làm nạn nhân mất nhiều máu hơn vì vật nhọn đó đang có chặn mạch máu, giữ máu đấy.

Cách sơ cứu: Không rút vật nhọn ra, tìm cách cố định vật đâm vào người và đè chặt hai bên vết thương để cầm máu. Băng bó chặt vết thương bằng thun hoặc vải sạch để tạo áp lực cầm máu đồng thời cố định vật đâm. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Có nhiều quan niệm dân gian về sơ cứu ở VN, có thể đúng ở ngày xưa nhưng bây giờ đã không còn được giới chuyên môn trên thế giới áp dụng, chúng ta cần update liên tục.

(Bài trước về sơ cấp cứu khi bị bỏng, bạn Hằng đã bổ sung câu chuyện có em bé bị bỏng nước nóng ở bình thuỷ, ba mẹ bé vội lấy khăn bông quấn bé và đưa tới bệnh viện. Tới nơi, bác sĩ gỡ khăn bông ra khỏi da bé rất khó khăn và đau đớn. 
Làm cho bây giờ người bé chằng chịt các vết sẹo. Do đó, Tony Coffey nói nếu vết thương bỏng sâu gây bong da, sau khi sơ cứu hạ nhiệt xong, phải băng bó bằng những chất liệu không dính như nilong, áo mưa, màng bọc thực phẩm... Phụ nữ VN mình hầu như ai cũng bị bỏng bô xe máy, hãy cẩn thận đừng bị sẹo nhé! )
Clip mình trích từ Vui sống sống mỗi ngày - VTV3, chuyên gia Sơ cấp cứu Tony Coffey hướng dẫn về sơ cứu hóc dị vật. 



Nguồn: FB chị Thu Hà
https://www.facebook.com/thu.ha.39545464/posts/1904045969620001
Link bài 1 đây nha


NHỮNG LỖI SAI KHI SƠ CẤP CỨU CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI ! (bài 1)

Những lỗi sai khi sơ cấp cứu có thể dẫn đến chết người!

(bài 1)
Hôm qua là ngày Thầy thuốc VN, hôm nay mẹ Hà post bài này để chúng ta cùng biết để cứu mình, cứu người, và để giúp bác sỹ hiệu quả nha !

Nên nhớ: 8 phút đầu tiên sau khi gặp tai nạn là khoảng thời gian “vàng” để giữ được mạng sống của nạn nhân. Nhưng ở VN thường bị để lỡ và nhiều người đã chết oan.Thống kê ở một bệnh viện tại Hà Nội chỉ ra rằng có tới 50% nạn nhân nhận những hậu quả đáng tiếc vì không được sơ cứu hoặc sơ cứu sai cách khi gặp tai nạn. 

Đây là những chia sẻ của chuyên gia sơ cấp cứu hàng đầu của Úc - Tony Coffey đã hướng dẫn cho trường Quốc tế Bắc Mỹ - SNA mà mẹ Hà ngồi ghi lại.


1. Khi thấy người gặp nạn:


Nhiều người nghĩ rằng: Nạn nhân là người quan trọng nhất. Và chúng ta thường ca ngợi những tấm gương quên bản thân mình để lao vào cứu nạn nhân. Cảm giác này càng đặc biệt khi nạn nhân là người nhà, người thân quen của mình.
Nguyên tắc cần nhớ: Bạn - người vào sơ cấp cứu - là người quan trọng nhất! Vâng, chính là bạn! 

Bạn không được biến mình thành nạn nhân thứ 2 !
Phải bảo vệ bản thân bằng cách kiểm tra các mối nguy hiểm xung quanh nạn nhân (dây điện, xe tải, nguy cơ đuối nước, v.v...) có thể gây nguy hiểm cho bạn khi bạn vào giúp nạn nhân. Nếu lúc đó, chỉ có duy nhất bạn và nạn nhân thì bạn là cơ hội cuối cùng để cứu sống người khác nên bạn càng cần phải cần thận hơn nữa.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo sự an toàn cho mình, xử lý các nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân rồi tiến vào kiểm tra phản ứng của nạn nhân. Nếu nạn nhân không phản ứng và có đa chấn thương hoặc có sự cố sức khỏe nghiêm trọng ngay lập tức KẾU GỌI SỰ TRỢ GIÚP, xe cứu thương 115, rồi mới tiến hành sơ cấp cứu cho nạn nhân.


2. Chảy máu cam: 

Thói quen “sai nhè”: Nhiều cô giáo ở trường mẫu giáo cũng vẫn còn cho HS ngửa mặt lên trời, dùng giấy “nhét kín” vào lỗ mũi chảy máu, giơ tay lên trời, lấy đá ép vào mũi, v.v... để máu không chảy ra.
Cách xứ lý đúng: Nguyên tắc cầm máu ngoài là tạo áp lực trực tiếp lên vùng bị chảy máu. Vậy để cầm máu mũi, bạn dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp chặt phía trên cánh mũi, phần mềm dưới xương mũi dưới hốc mắt, nơi nguồn máu bơm vào mũi (chứ không phải phần cánh lỗ mũi) và cúi đầu về phía trước, đề tránh máu chảy ngược vào trong cổ họng.

Nếu khi cúi đầu và tay bóp chặt trên cánh mũi mà máu vẫn nhỏ thành gọt xuống nền, thì bạn cần điều chỉnh áp lực tay và vị trí trên mũi. Nếu sau 5 - 10 phút làm như vậy mà máu vẫn chưa ngưng, thì dùng đá lạnh chườm vào hai bên gáy để giảm tốc độ máu bơm vào mũi. (nhớ nha, 2 bên gáy chứ ko phải là ép vào mũi ạ )


3. Bị bỏng:


Thói quen “sai nhè”: Quan niệm dân gian là bôi kem đánh răng, chườm đá, bôi nước mắm, mỡ trăn… nhưng đều không đúng rồi bạn nhé!
Cách xử lý đúng: Đầu tiên phải tìm cách hạ nhiệt cho da. Trong sơ cấp cứu bỏng, thứ tác dụng nhất để hạ nhiệt cho da là nước vòi, nước chai ở nhiệt độ phòng. Để vùng bị bỏng dưới vòi nước đang chảy trong 15 - 30 phút, cho đến khi nào nhấc ra cũng không cảm thấy đau nóng nữa. Nếu vết bỏng nhẹ, thì sau sơ cứu với nước, khi da đã trở về nhiệt độ thường thì mới bôi kem vitamin E, lô hội, lòng trắng trứng gà, mỡ trăn, kem phỏng v.v... để giúp da phục hồi nhanh hơn. Cần đưa nạn nhân đi bệnh viện để xử lý nguy cơ nhiễm trùng khi bị bỏng nặng cháy da.

Lưu ý: không dùng đá lạnh chườm lên, sẽ gây bỏng lạnh. Các loại thuốc trị bỏng, làm lành vết bỏng chỉ dùng để bôi sau bước làm mát.


Nếu bị bỏng do điện giật, nhớ kiểm tra bàn chân nạn nhân vì điện có thể truyền xuống đất qua chân và làm bỏng lòng bàn chân.


Những kiến thức về sơ cấp cứu, bằng cấp về sơ cấp cứu đều cần phải được cập nhật liên tục. Có rất nhiều những thông tin những cách làm hoặc quan niệm dân gian về sơ cứu đúng ở ngày xưa nhưng bây giờ đã không còn hiệu quả.

Hãy học các kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu đúng cách hiệu quả vì việc bạn sơ cứu ban đầu có thể quyết định sự sống chết và chất lượng cuộc sống sau này của nạn nhân.
Chúc mọi nhà an toàn và mạnh khỏe.
(còn nữa, về sơ cấp cứu khi hóc dị vật, khi bị tai nạn, khi băng bó... mai mốt mình post tiếp nha!)

Nguồn: FB Chị Thu Hà
https://www.facebook.com/thu.ha.39545464/posts/1902884936402771
Link bài 2: 
NHỮNG LỖI SAI KHI SƠ CẤP CỨU CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI ! (bài 2)

VUI SỐNG MỖI NGÀY - VTV3 | CÁCH LỰA CHỌN VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRỒNG TRONG NHÀ (28/02) [CHU THỊ TV]

VUI SỐNG MỖI NGÀY - VTV3 | CÁCH LỰA CHỌN VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRỒNG TRONG NHÀ (28/02) [CHU THỊ TV]

VUI SỐNG MỖI NGÀY - VTV3 | TONNY COFFEY CHUYÊN GIA SƠ CẤP CỨU

VUI SỐNG MỖI NGÀY - VTV3 | TONNY COFFEY CHUYÊN GIA SƠ CẤP CỨU


CÁCH SƠ CỨU MỘT SỐ TAI NẠN -TONY COFFEY_VTV3 VUISONGMOINGAY

CÁCH SƠ CỨU MỘT SỐ TAI NẠN -TONY COFFEY_VTV3 VUISONGMOINGAY


Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

CẢNH BÁO AN TOÀN SỐNG | Hiểm họa từ nước rửa chén | CBATS | HTV Web

CẢNH BÁO AN TOÀN SỐNG | Hiểm họa từ nước rửa chén | CBATS | HTV Web




Nguồn: HTV Web

ĂN SẠCH SỐNG KHỎE /NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN RAU SỐNG / HTV

Ăn sạch sống khỏe l Những lưu ý khi ăn rau sống l HTV


 
  Nguồn: HTV Web

ĂN SẠCH SỐNG KHỎE | HTV WEB | "BÍ KÍP" VỀ CHẢO CHỐNG DÍNH

Ăn sạch sống khỏe | HTV Web | "Bí kíp" về chảo chống dính




Nguồn: HTV Web

ĂN SẠCH SỐNG KHỎE /XỬ LÝ THỰC PHẨM HIỆU QUẢ BẰNG DUNG DỊCH GIẤM LOÃNG / HTV

Ăn sạch sống khỏe l Xử lý thực phẩm hiệu quả bằng dung dịch giấm loãng l HTV







XỬ LÝ RAU, CỦ, QUẢ TRƯỚC KHI ĂN
1. Rửa thật sạch quãng 3 lần bằng nước trong chậu.
2. Xả một lần bằng nước chảy trực tiếp từ vòi
3. Sau đó pha 100ml dấm dừa 
và 1 thìa café đầy baking soda vào 1 lít nước máy, ngâm quãng 30 phút
4. Vớt ra, rửa lại bằng nước máy.
5. Vẩy cho hết nước rồi ăn ngay hoặc nấu.
Nguồn: FB, HTV web

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

NGƯỜI MỸ DẠY BÀI HỌC 'CÔ BÉ LỌ LEM' NHƯ THẾ NÀO?

Tôi xin gửi bài viết để các thầy cô giáo nhìn lại xem mình đã dạy được cho học sinh mình bằng bao nhiêu % kiến thức và giá trị. Đã dùng cách nào để dạy học sinh, làm các em thích "văn của xã hội" hơn " văn của giáo dục" là lỗi ở đâu. (Nguyễn Hữu Tân)
 Related image
 Nguồn hình: Google. 

Người gửi: Nguyễn Hữu Tân

Tôi là một người của xã hội nửa cũ nửa mới. Tôi có cảm nhận rằng học sinh bây giờ có điều kiện về vật chất rất tốt nhưng điều kiện tinh thần vươn lên thì rất yếu. Xung quanh các em bây giờ có quá nhiều điều cám dỗ, nhiều sự hấp dẫn mang tính "hội đồng" lôi kéo, rủ rê. Các em thì không được trang bị đầy đủ những kiến thức, những bản lĩnh để đứng vững trong môi trường sống. Tôi không nói cụ thể về những vấn đề mà các em đang gặp phải.
Nói về nguyên nhân dẫn tới hướng tư duy, cách tiếp nhận cuộc sống thì trước hết không ai có quyền trách các em mà phải hướng tới việc trách những bậc phụ huynh, không chú ý quan tâm tới việc giáo dục, định hướng cho con em mà chỉ tập trung vào việc đối phó với "kinh tế".
Còn nữa, đó là trách nhiệm của các thấy cô giáo, giả dụ như môn Văn. Nói chính xác ra liệu có thầy cô giáo nào dạy văn lại có thể toàn tâm toàn ý hiểu được đúng giá trị của các tác phẩm văn học, hay chỉ ép học sinh hiểu theo đúng giáo trình, đúng ý của giáo viên.
Có phải các thầy cô giáo hiểu được giá trị thực tế của các tác phẩm cũng có thể diễn đạt, trình bày, dạy dỗ cho các em với tư duy của "người lớn" áp cho tư duy của "nhi đồng" hay không? Các thầy cô giáo có bao giờ tự hỏi lại mình xem mình đã làm được gì đúng nghĩa với trách nhiệm giáo viên, những gì đã làm được, những gì chưa làm được.
Bản thân vợ tôi cũng là một giáo viên, cô ấy gặp phải nhiều học sinh ở trong một xã hội mới "đổi đời" nhờ quy hoạch. Học sinh rất hư, có thể nói là "vô văn hóa". Và vợ tôi cũng rất nóng tính. Điều hệ quả tất yếu là có học sinh nữ lớp 9 (lưu ban 2 năm) sau giờ học bị vợ tôi cho một cái tát vị tội quá xấc xược đã kéo một nhóm bạn trai đầu xanh đầu đỏ tới cổng trường định hành hung. Sự việc đã phải nhờ tới công an can thiệp".
Với những định kiến về giáo viên bây giờ, có thể vợ tôi sẽ được ra giới "truyền thông" để "vinh danh tên tuổi" nhưng may mắn là "không". Như chúng tôi, như các bạn ngày xưa, sợ thầy cô giáo hơn sợ bố mẹ. Còn các em bây giờ "sợ không được chơi, sợ không được thể hiện cái tôi cá nhân hơn bất kỳ cái gì".
Hôm qua, tôi có đọc một bài dịch trên một blog rất có giá trị, tôi đã in ra và đưa vợ tôi nghiên cứu. Nếu dạy được học sinh là một cái tốt, còn nếu không dạy được học sinh thì cố gắng sau này dạy con.
Tôi xin gửi bài viết đó ở dưới đây để các thầy cô giáo nhìn lại xem mình đã dạy được cho học sinh mình bằng bao nhiêu % kiến thức và giá trị. Đã dùng cách nào để dạy học sinh, làm các em thích "văn của xã hội" hơn " văn của giáo dục" là lỗi ở đâu: Người Mỹ dạy bài học "Cô bé Lọ Lem" như thế đấy!
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?
HS: Đúng ạ.
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?
HS: Không ạ.
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ.
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.
Thời Hàn Băng (nhà báo Trung Quốc


Nguồn hình:  Google